THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
CĂN BỆNH NGHIỆN MA TÚY NHÓM OPIATES TẠI CỘNG ĐỒNG
Nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang là nỗi lo cho mỗi quốc gia, mỗi gia đình. Hậu quả của nó để lại hết sức nặng nề đe dọa sự tồn vong của các quốc gia. Trong hơn 4 thập kỷ qua, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức, kinh phí để phòng chống căn bệnh này, nhưng tỷ lệ người nghiện không giảm và đang có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân do đâu? Để góp phần phòng chống căn bệnh này có hiệu quả, Viện Radiner xin cung cấp tới Độc giả các thông tin cần thiết, để giải đáp những thắc mắc của người nghiện và cộng đồng để góp phần phòng chống căn bệnh này một cách hiệu quả.
1. Xin ông cho biết nghiện ma túy (NMT) là căn bệnh hay là tệ nạn xã hội ?
Nghiện ma túy trước đây chúng ta thường quen gọi là tệ nạn xã hội, đây là quan niệm của các nhà Quản lý, nhân dân nhìn nhận người nghiện dưới góc độ gây mất trật tự an ninh xã hội. Hậu quả do các rối loạn chức năng của người nghiện do ma túy gây nên, đặc biệt là rối loạn về tâm thần (hay nói dối, hay trộm cắp để lấy tiền mua ma túy khi lên cơn ...) Nhưng từ năm 1975 khi các nhà khoa học trên thế giới tìm ra morphine nội sinh của cơ thể người bình thường thì NMT được coi là một căn bệnh gồm 3 nguyên nhân:
- Nguyên nhân sinh học
- Nguyên nhân Tâm lý học
- Nguyên nhân xã hội học
2. Xin ông cho biết vì sao người thân của tôi bị NMT đã đi cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện nhà nước và tư nhân, cũng như tự cai tại nhà nhiều lần nhưng sau khi hòa nhập cộng đồng lại tái nghiện ngay. Mặc dù bản thân người nghiện rất muốn từ bỏ ma túy nhưng không cưỡng lại được khi gặp bạn nghiện cũ?
Từ năm cuối của thập kỷ 20 và đến nay, NMT vẫn là căn bệnh nan y chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các thuốc đang lưu hành trên thị trường được phép lưu hành hay lưu hành chưa có phép, dù có nguồn gốc Thảo dược hay hóa dược cũng chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ cắt cơn (điều trị triệu chứng), chưa chữa được nguyên nhân sinh nghiện là Thèm đói ma túy và lệ thuộc tâm lý hoặc thay thế nghiện này bằng chất gây nghiện khác là Methadone. Do vậy, người thân của bạn vẫn sử dụng ma túy là tất nhiên, vì xét trên cơ sở khoa học họ vẫn là người nghiện. Họ đã được chữa khỏi đâu mà tái nghiện? Nguyên nhân nữa ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phòng và điều trị căn bệnh NMT là thông tin cơ bản về căn bệnh này cho cộng đồng, đặc biệt cho Bệnh nhân và gia đình họ còn thiếu và chưa đầy đủ, vì vậy họ coi căn bệnh này có thể tự cai (cai vo) được không cần dùng thuốc hoặc một số nhà khoa học cho rằng NMT là căn bệnh tổn thương não bộ mạn tính không thể cai được, chỉ có thể dùng chất thay thế suốt đời thôi? Sự kỳ thị người nghiện cũng là nguyên nhân, NMT cũng là căn bệnh nhưng khác với căn bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus. Những nguyên nhân nói trên đã góp phần làm giảm sút niềm tin đối với người người nghiện, gia đình họ thậm chí cả với những người quản lý cho rằng NMT không thể chữa khỏi được. Vì vậy mặc dù nhà nước đã đầu tư nhiều công sức, kinh phí để phòng chống căn bệnh này, mặc dù người nghiện và gia đình họ rất muốn điều trị nhưng không được, do vậy số người nghiện không giảm và có chiều hướng gia tăng.
3. Xin ông cho biết vì sao từ khi con tôi bị NMT trở nên thay đổi về tính cách hay nổi khùng, hay nói dối, lười lao động, hay quên và không có mong muốn xây dựng gia đình?
Đây là những rối loạn chức năng do NMT gây nên, chủ yếu 3 rối loạn:
- Rối loạn về tâm thần: Do tác động của ma túy làm cho người bệnh từ hướng thiện chuyển thành không hướng thiện. Nói dối là đặc điểm thích nghi của người nghiện với căn bệnh này.
- NMT sẽ gây giảm trí nhớ: Người bệnh khó có thể tham gia lao động ở ngành nghề cần đòi hỏi trí nhớ như học tập, điều khiển máy móc...
- NMT sẽ gây giảm khả năng tình dục, do vậy đa số người NMT không có ham muốn xây dựng gia đình hoặc có gia đình rồi chuyện tình cảm cũng sao nhãng, đây là nguyên nhân gây chia rẽ hạnh phúc lứa đôi.
4. Xin Ông cho biết những rối loạn chức năng do NMT gây nên có ảnh hưởng gì tới sự hòa nhập cộng cộng đồng và có ảnh hưởng tới khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy không?
Những rối loạn này cần phải được điều trị cùng với điều trị căn bệnh NMT, để góp phần đưa người nghiện trở về cộng đồng là một người hoàn toàn bình thường về tâm, sinh và bệnh lý. Để từ đó họ có thể hòa nhập cộng đồng đầy đủ vì có trí nhớ để tham gia lao động, học tập và có sinh lý khỏe mạnh để giữ gìn hạnh phúc của gia đình... góp phần chống tái nghiện tốt hơn.
5. Xin Ông cho biết sự khác nhau giữa thuốc hỗ trợ cắt cơn và hỗ trợ điều trị NMT là gì?
Thuốc hỗ trợ cắt cơn có thể có nguồn gốc từ hóa dược hay Thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng (cắt cơn), không có tác dụng điều trị nguyên nhân sinh nghiện. Khi sử dụng các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của Hội chứng cai như dòi bò, đau xương khớp,.... Thuốc hỗ trợ điều trị là thuốc vừa có tác dụng hỗ trợ cắt cơn êm dịu và loại bỏ nguyên nhân sinh nghiện là thèm đói ma túy và nghiện tâm lý.
6. Xin ông cho biết căn bệnh NMT nhóm opiates và ma túy tổng hợp có thể chữa khỏi hẳn được không?
Đây là căn bệnh đặc thù cả về nguyên nhân sinh bệnh và các rối loạn chức năng, nó khác với căn bệnh do nhiễm khuẩn và nhiễm Virus. Nhưng khoa học luôn phát triển, tôi tin rằng trong tương lai các nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc để điều trị căn bệnh NMT nhóm opiates (nghiện: thuốc phiện, Morphine, Heroin ...) và NMT tổng hợp.
7. Xin Ông cho biết hiện nay trên thị trường đã có loại thuốc cai nghiện nào có khả năng hỗ trợ điều trị nghiện ma túy nhóm opiates được chưa?
Về nghiện ma túy nhóm opiates (nghiện morphine, Heroin, thuốc phiện), trên thế giới mới chỉ có thuốc thay thế nghiện opiates bằng Methadone, còn ở Việt Nam tháng 12/2015 Bộ Y tế đã nghiệm thu đề tài thuốc Cedemex: “Nghiên cứu triển khai, đánh giá hiệu quả của thuốc Cedemex trong hỗ trợ điều trị nghiện ma túy nhóm opiates tại cộng đồng” theo phác đồ mới điều trị tấn công 5 ngày và duy trì 06 tháng bằng thuốc Cedemex. Với 30,6% người bệnh không tái nghiện sau 30 tháng hòa nhập cộng đồng, Hội dồng khoa học Bộ Y tế đã khẳng định kết quả này đã làm thay đổi nhận thức cho cộng đồng là nghiện ma túy không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Nghiện ma túy nhóm opiates có thể điều trị thành công khi kết hợp đồng bộ 3 yếu tố thuốc Cedemex + Quyết tâm của người nghiện + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và Đoàn thể xã hội. Bộ Y tế đã có QĐ số 5635/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 công nhận kết quả nghiên cứu của Đề tài đạt loại xuất sắc và cho phép sử dụng phác đồ nghiên cứu đã được Hội đồng KHCN nghiệm thu để ứng dụng trong cộng đồng, Cục Quản lý dược Bộ Y tế đã cho phép thuốc Cedemex lưu hành tại Việt Nam..
8. Xin Ông cho biết phác đồ Cedemex để hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy nhóm opiates đã được Bộ Y tế cho ứng dụng ở Việt Nam từ 2004 và Phác đồ sử dụng Cedemex đã được HĐKH Bộ Y tế nghiệm thu và cho ứng dụng theo Quyết định số 5635/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 có gì khác nhau?
Cedemex là sản phẩm của đề tài khoa học cấp nhà nước đã được HĐKHNN nghiệm thu năm 2003 và năm 2004 được Bộ Y tế cho ứng dụng tại các Trung tâm cai nghiện ở Việt Nam và ứng dụng ở cộng đồng theo Quyết định số 2406/QĐ-BYT ngày 2/7/2008 tại 8 tỉnh và thành phố ở Việt Nam, phác đồ này sử dụng Cedemex điều trị tấn công 5 ngày và duy trì sau cai 09 ngày Cedemex chỉ có tác dụng cắt cơn êm dịu và giải quyết được nguyên nhân Sinh học (Thèm đói ma túy), còn nguyên nhân nghiện tâm lý chưa giải quyết được. Nên khi hòa nhập cộng đồng, tỷ lệ tái nghiện vẫn cao vì Họ vẫn là người nghiện, dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn nghiện cũ. Còn phác đồ Cedemex được nghiệm thu 2015 dựa trên kết quả nghiên cứu cơ chế tác dụng của Cedemex tại hợp tác khoa học theo Nghị định thư với Trung Quốc, thời gian điều trị tấc công 5 ngày và duy trì bằng Cedemex kéo dài 06 tháng nên đã giúp người nghiện đề kháng tính lệ thuộc tinh thần góp phần chống tái nghiện tốt hơn. Xét về mặt khoa học phác đồ mới của Cedemex khi sử dụng ở cộng đồng. Cedemex ngoài tác dụng cắt cơn êm dịu, còn loại bỏ nguyên nhân sinh nghiện Sinh học là Thèm đói ma túy và giúp người nghiện đề kháng tính lệ thuộc tinh thần tức loại bỏ nguyên nhân nghiện tâm lý, mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho người bệnh không gây tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Đây là phác đồ hoàn thiện hơn phác đồ cũ của Cedemex đã được Bộ Y tế cho lưu hành năm 2004, tỷ lệ tái nghiện sẽ thấp hơn nhiều so với phác đồ cũ của Cedemex.
9. Xin Ông có thể cho biết người nghiện ma túy nhóm opiates có thể mua thuốc Cedemex về cai tại nhà theo phác đồ này được không? Những điều kiện cần và đủ là gì để có thể cai nghiện thành công tại nhà ?
Thuốc Cedemex là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Bộ Y tế, cấp nhà nước và hợp tác Quốc tế. Đây là sản phẩm đầu tiên có nguồn gốc thảo dược được nghiên cứu cơ chế theo y học hiện đại, chứng minh cơ chế ở mức độ phân tử và gien, Cedemex có tính an toàn cao liều dùng hiện nay còn cách xa liều cho phép hàng 100 lần, Cedemex không có tính gây nghiện, không độc ở liều sử dụng, thuốc dễ sử dụng cắt cơn êm dịu, nên Cedemex có thể cai tại nhà kể cả nơi biên giới hải đảo không có Bác sĩ, chỉ cần thực hiện đúng hướng dẫn của phác đồ là được.
Những điều kiện cần và đủ để cai nghiện thành công:
- Thực hiện đúng quy định với người bệnh và gia đình người bệnh trong phác đồ sử dụng Cedemex.
- Những lưu ý khi sử dụng Cedemex để điều trị tại gia đình và cộng đồng:
+ Trong 5 ngày điều trị tấn công: Để giúp cắt cơn và điều trị nguyên nhân thèm đói ma túy, người bệnh lứu ý ngày thứ 2, 3 của đợt cai tấn công các triệu chứng của Hội chứng cai sẽ xuất hiện nhiều nhất, nhưng 85% bệnh nhân sẽ được Cedemex bình ổn tối đa các triệu chứng xảy ra, quá trình cai rất êm dịu. Còn 15% bệnh nhân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu do cơ địa đáp ứng thuốc Cedemex không tốt có thể xảy ra một vài triệu chứng: Thao cuồng, khó chịu sẽ dùng 4 viên Ammitriptyline chia 2 lần để uống trong 2 ngày, nếu mất ngủ nhiều sẽ dùng Stilnox 10mg ở tối ngày thứ 2,3 mỗi tối 01 viên vào 21h. Nếu có nôn và buồn nôn dùng ngày 4 viên Primferan chia 2 lần/24h đến khi không còn buồn nôn hoặc nôn.
+ Các thuốc điều trị phục hồi các rối loạn chức năng do nghiện ma túy gây nên: cần sử dụng ngay khi điều trị tấn công: Thuốc tăng cường trí nhớ GINKGO Q10 ngày uống 4 viên /ngày /2 lần sau ăn 2 h hoặc thuốc tăng cường trí nhớ khác và Sustanon 250mg tiêm bắp .
10. Xin Ông cho biết sau khi điều trị đúng phác đồ của Cedemex, khi hòa nhập vào cộng đồng, con tôi có bị tái nghiện không?
Về mặt khoa học sau khi điều trị đúng và đủ phác đồ, chúng tôi sẽ đưa người bệnh trở thành người hoàn toàn bình thường về tâm, sinh và bệnh lý. Từ đó họ có thể hòa nhập vào cộng đồng trở thành công dân tốt.
Việc tái nghiện sẽ phụ thuộc vào ý chí giữ gìn của người bệnh, vào môi trường xã hội và sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, vì chúng ta phải đối mặt với nguyên nhân gây bệnh là con người buôn bán ma túy, vì lợi nhuận họ có thể dùng mọi thủ đoạn đưa người chưa nghiện, người đã điều trị khỏi bệnh vào nghiện .
11. Những điều cần lứu ý khi hòa nhập cộng đồng để chống tái nghiện.
Cần thực hiện những chú ý sau:
+ Bốn không với người nghiện: Không tiếp xúc, không ăn, không uống và không hút với người nghiện.
Vì người buôn ma túy luôn tìm mọi cách để lôi kéo người chưa nghiện và bệnh nhân nghiện đã điều trị vì lợi nhuận kinh tế. Đây là điểm khác với căn bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus.
12.Nghiện ma túy tổng hợp, hiện có thuốc nào giúp hỗ trợ điều trị được không?
NMT tổng hợp hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị, nhưng vừa qua trong quá trình nghiên cứu hiệu quả điều trị của Cedemex với người nghiện ma túy nhóm opiates đã được Hội đồng KHCN Bộ Y tế nghiệm thu, qua điều trị thăm dò tại Viện chúng tôi đã có một số bệnh nhân NMT tổng hợp chưa bị ảo giác mạnh đã được phối hợp điều trị nghiên cứu bằng Cedemex theo phác đồ nghiên cứu đã có một số bệnh nhân NMT tổng hợp điều trị thành công, hiện đã hòa nhập cộng đồng tốt. Hội đồng KHCN Bộ Y tế có đề nghị với Bộ Y tế giao cho Viện chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Bộ Y tế xem xét và triển khai nghiên cứu thành đề tài khoa học.
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo
TS.BS .Nguyễn Phú Kiều