BỆNH UNG THƯ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN HY VỌNG MỚI Trao gửi niềm tin, thắp sáng hy vọng
vn english
Trang chủ/Thông Tin Khoa Học/Tin tức chuyên môn/BỆNH UNG THƯ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH UNG THƯ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

 

I.TÌNH HÌNH BỆNH UNG THƯ  TRÊN THẾ GIỚI VÀ  VIỆT NAM


1.TÌNH HÌNH MẮC BỆNH UNG THƯ TRÊN THẾ GIỚI
:

Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư  thế giới (International Agency for Research on Cancer, IARC) thì năm 2002, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 10,9 triệu người mới mắc bệnh ung thư, tỷ lệ ung thư ngày càng tăng do tốc độ đô thị hóa và sự ô nhiễm môi trường.
Một điểm đáng lưu ý khác là người ta đã dự báo được tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở các nước phát triển và các nước đang phát triển và các nước nghèo đã dần dần thay đổi theo thời gian .

       Tỉ lệ % người mắc bệnh ung thư giữa các nước phát triển  và nước  kém phát triển.

Năm

Tỷ lệ mắc ung thư %

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

1990

50

50

2010

40

60

Các nước kém phát triển có tỉ lệ mắc ung thư tăng dần lên và giảm đi ở các nước phát triển . Trong đó các loại ung thư đại trực tràng, tiền liệt tuyến thường gặp ở các nước giàu. Nhưng ở các nước đang phát triển chủ yếu gặp các loại ung thư cổ tử cung, vòm họng, gan, thực quản…
          Tỉ lệ mắc và đặc biệt tỷ lệ chết do ung thư giữa nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt. Tỷ lệ tử vong chung trên toàn cầu giữa nam và nữ (nam/ nữ) là 3/1. Tỉ lệ này cao hơn ở nam vì các ung thư ác tính cao như ung thư phổi, dạ dày, thực quản.. lại thường gặp hơn so với nữ.
          Một số loại ung thư thường gặp nhất (tính đến năm 2010).

Các loại ung thư

Số lượng

Phổi

1,35 triệu người

1,15 triệu người

Đại trực tràng

1,02 triệu người

Dạ dày

934.000 người

Gan

626.000 người

Theo thống kê, trên toàn cầu tính đến đầu năm 2002, số người mắc bệnh ung thư hiện đang sống trên 5 năm sau chẩn đoán (độ lưu hành: prevalence) là 24.570.000 người, trong số này ung thư vú có khoảng 4,4 triệu người, đại trực tràng là 2,83 triệu người và tiền liệt tuyến là 2,36 triệu người. Độ lưu hành này tuỳ thuộc bởi nhiều yếu tố như địa dư (châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…), mức sống (nước giàu, nước nghèo) và loại ung thư. Tỉ lệ tử vong (hay tử suất: mortility) ước tính khoảng 6.724.000 trong đó số người chết do ung thư phổi chiếm số lượng cao nhất (1,18 triệu người), tiếp đến là ung thư dạ dày (934.000 người) và ung thư gan (588.000 người). Các loại ung thư khác có tỉ lệ chết thấphơn.
          Dưới đây liệt kê tỉ lệ một số loại ung thư thường gặp:

         - Ung thư phổi: chiếm tỉ lệ cao nhất ở nam giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển (chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư). Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong tăng cao từ tuổi 40 trở lên và đạt cực đại ở tuổi 75. Tỉ lệ tử vong do ung thư phổi ước tính bằng tổng cộng của 4 loại ung thư đại trực tràng, vú, tiền liệt tuyến và tuỵ.
          - Ung thư dạ dày: ước tính có khoảng 934.000 bệnh nhân loại ung thư này mới mắc hàng năm. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, nhưng ước tính khoảng 30% số ca mới xuất hiện ở các nước phát triển và 47% ở các nước đang phát triển là có liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Một số vùng như Đông Nam Á, Nam Mỹ, Đông Âu… có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn các vùng khác trên thế giới.
          - Ung thư vú: là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ (chiếm khoảng 23% tổng số các loại ung thư), đặc biệt phụ nữ ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ ung thư vú tăng cao ở tuổi 50, 60 và cao nhất ở độ tuổi 70. Dự báo tần suất mắc bệnh là 111/ 100.000 dân vào những năm đầu của thế kỷ 21.
          - Ung thư đại trực tràng: chiếm khoảng 9,4% tổng số các loại ung thư. Loại ung thư này thường có liên quan đến chế độ ăn uống và mức sống…, bệnh thường gặp ở các nước phát triển hơn là ở những nước nghèo. Bệnh có yếu tố di truyền. Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng cao ở những người có tiền sử viêm đại tràng từ trước.
          - Ung thư gan: chiếm khoảng 5,7% tổng số các loại ung thư và có liên quan mật thiết với tiền sử viêm gan virus B và C. Các nước khu vực châu Á có tỉ lệ mắc ung thư gan cao.
          - Ung thư tiền liệt tuyến: bệnh thường gặp ở người có tuổi, có xu hướng ngày một tăng do tuổi thọ chung ngày càng tăng. Ước tính có khoảng 679.000 người mới mắc bệnh hàng năm. Bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các nước phát triển và thấp hơn ở các nước đang phát triển.
          - Ung thư cổ tử cung: ước tính có khoảng 493.000 người mới mắc hàng năm. Virus HPV (Human Papilloma virus) có lẽ là một trong những yếu tố gây nguy cơ cao mắc bệnh này ở các nước nghèo và đang phát triển.
2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH UNG THƯ Ở VIỆT NAM:
            Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bệnh gặp ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau.

            2.1. Tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc và khoảng 50 – 70 nghìn người chết vì ung thư.
     Theo thống kê thì hiện có 10 loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta, tuy nhiên có sự khác biệt về tỉ lệ mắc từng loại ung thư này giữa 2 thành phố
          Ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là ung thư dạ dày, gan, đại trực tràng. Các ung thư khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Trong khi đó ở nữ giới ung thư vú đứng vị trí hàng đầu, ung thư dạ dày đứng ở vị trí thứ 2 (tương tự như ở nam giới) và ung thư phổi chỉ ở vị trí thứ 3. Đây là điểm khác biệt khá đặc trưng về loại ung thư thường gặp ở nam và nữ sống tại khu vực thành phố Hà Nội. Riêng ung thư đại trực tràng chỉ đứng hàng thứ 4 chung cho cả 2 giới nam và nữ. Ung thư cổ tử cung ở nữ chỉ chiếm vị trí thứ 5. Các loại ung thư khác chỉ chiếm tỉ lệ thấp.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
          - Đối với nam giới: ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất và ở vị trí hàng đầu. Tiếp đến mới là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng… Các loại ung thư khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Như vậy, khác với thành phố Hà Nội, ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất chứ không phải ung thư gan như ở thành phố Hồ Chí Minh. Các loại ung thư khác có tỉ lệ chênh lệch không rõ rệt giữa 2 thành phố.
          - Đối với nữ giới: tại thành phố Hồ Chí Minh ung thư cổ tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này khác với thành phố Hà Nội, ung thư vú ở vị trí số 1. Trong khi đó ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại Hà Nội xếp ở vị trí thứ 4 và không phải là loại thường gặp. Các loại ung thư khác có tỉ lệ mắc gần tương tự nhau giữa 2 thành phố.
          Một đặc điểm khá nổi bật và dễ nhận thấy là các loại ung thư thường gặp ở nam giới cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có mức ác tính cao, phát hiện muộn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong thường cao. Hầu hết các loại ung thư này (phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng) thường có liên quan tới những yếu tố đã được biết trước như thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống, viêm gan virus… Do đó lại có nhiều cơ hội để có thể đề phòng và kiểm soát được.
          Trong khi đó ở phụ nữ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung là 2 loại ung thư có mức độ ác tính không cao như các loại ung thư thường gặp ở nam giới. Ngoài ra các loại ung thư này đều có cơ hội phát hiện sớm và điều trị có nhiều hiệu quả, thậm chí có thể phòng ngừa được như ung thư cổ tử cung.
1.2.   Tại một số tỉnh, thành phố khác:
            Ngoài 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay chúng ta đã có số liệu về ghi nhận ung thư tại một số bệnh viện, thành phố khác như thành phố Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, bệnh viện E Hà Nội, một số bệnh viện tỉnh như Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Tiền Giang… Bức tranh chung về tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các địa điểm nêu trên về cơ bản có những nét tương đồng. Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều gặp các loại ung thư phổ biến tương tư như ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đó là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng, khoang miệng… đối với nam giới và đối với nữ giới là ung thư vú, dạ dày, cổ tử cung, đại trực tràng… Tuy nhiên tỷ lệ này là khác nhau cho từng loại ung thư ở từng địa phương. Chẳng hạn tại Hải Phòng, ung thư phổi chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ mắc thô là 17,7/100.000 dân và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 22,4/100.000 dân. Trong khi đó ở Thừa Thiên - Huế tỷ lệ mắc thô của ung thư phổi là 6,7/100.000 dân và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,1/100.000 dân, nghĩa là thấp hơn so với thành phố Hải Phòng.
Tóm lại, từ những dẫn liệu trên có thể thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới cũng như ở nước ta ngày một gia tăng. Các loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, vòm hầu…, ở nữ giới là ung thư vú, dạ dày, đại trực tràng, cổ tử cung, phổi…
Tỷ lệ và vị trí của từng loại ung thư là khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, vùng lãnh thổ…

II . CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ :

Việc điều trị ung thư là rất quan trọng trong chương trình Phòng chống ung thư ở mọi quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng điều trị, không chỉ hoàn chỉnh về kỹ thuật của mỗi phương pháp, thiết bị, mà còn phải có kinh nghiệm, kiến thức; chẩn đoán thật chính xác, xây dựng phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân một cách hợp lý nhất, thông thường phải phối hợp làm việc trong một tập thể các thầy thuốc chuyên khoa.

1- Các phương pháp điều trị tại chỗ: Phẫu thuật và Tia xạ: Có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu chú ở tại chỗ hoặc tại vùng. Nếu ung thư đã di căn xa, chúng ta có thể vẫn phải dùng phẫu thuật hay tia xạ để điều trị tạm thời hoặc giải quyết các triệu chứng. 

2- Các phương pháp điều trị toàn thân:

 Điều trị hoá chất (dùng thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc dùng kháng nội tiết tố), điều trị miễn dịch (làm tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). Các phương pháp này có tác dụng trên phạm vi toàn cơ thể, vì vậy điều trị hoá chất chỉ thường được áp dụng điều trị cho những ung thư có tính chất toàn thân hoặc đã lan rộng.

2.1.Điều trị phẫu thuật:

Phẫu thuật triệt để: Cắt rộng, lấy toàn bộ khối ung thư và một phần tổ chức lành bao quanh u. Nếu có hạch vùng khả nghi di căn, cần vét toàn bộ hạch vùng với mục đích không còn để sót lại tế bào ung thư. U, hạch và phần tổ chức lành xung quanh được lấy gọn thành một khối. Phẫu thuật triệt để có khả năng chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn sớm (ước lượng khoảng 1/3 tổng số ung thư), nhất là đối với các bệnh ung thư: Vú, Cổ tử cung, Khoang miệng, Da, Giáp trạng, Ống tiêu hóa. . . 

Phẫu thuật tạm thời: Chỉ định trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng, nhằm mục đích tạm thời làm giảm nhẹ u, làm sạch sẽ, mở thông đường thở, đường tiêu hoá, tiết niệu, cầm máu, chống đau…

Phẫu thuật với mục đích khác: Nhằm kết hợp trong điều trị nội tiết để hạn chế ung thư phát triển như cắt buồng trứng để điều trị ung thư vú, cắt tinh hoàn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tạo hình, phục hồi chức năng sau điều trị triệt để. . . 

 

2.2.Điều trị tia xạ:

Điều trị tia xạ là dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cùng với phẫu thuật, tia xạ là một trong hai phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất và hiệu quả nhất.

Điều trị tia xạ đơn thuần có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạ khu cư trú tại chỗ - tại vùng, nhất là trong các bệnh ung thư hạch bạch huyết, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, một số ung thư vùng đầu cổ…

Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều trường hợp khi ung thư đã phát triển tương đối lớn hơn. Có khi tia xạ trước mổ nhằm giảm bớt thể tích u để dễ mổ, hạn chế di căn xa trong lúc mổ, có khi tia sau mổ nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau mổ. Có khi tia xạ cả trước mổ cả sau mổ hoặc tia xạ phối hợp với hoá chất để tăng khả năng diệt tế bào ung thư tại một khu vực mà điều trị hoá chất không đủ khả năng diệt hết. Việc lập kế hoạch điều trị tia xạ cẩn thận, chi tiết làm cho việc tiêu diệt tổ chức ung thư tối đa mà ít ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh. Tuy vậy, tia phóng xạ không chỉ diệt tế bào ung thư mà có thể diệt luôn tế bào lành ở vùng bị chiếu gây ra các biến chứng (nếu sử dụng liều lượng không thích hợp hoặc kỹ thuật chiếu không đúng. . .)

Có 3 phương pháp điều trị bằng tia xạ:

          Tia xạ từ ngoài vào (máy Cobalt, quang tuyến X, máy gia tốc), đây là phương pháp áp dụng rộng rãi nhất.

               Tia xạ trong (ống, kim radium, máy Afterloading nguồn Cobalt60, Cesium, Yridium, sợi Yridium…) đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể (tử cung, âm đạo, các xoang…) hoặc cắm vào các tổ chức mang ung thư.

             Thuốc có gắn đồng vị phóng xạ: Uống hoặc tiêm các thuốc có đồng vị phóng xạ (I 131) hoặc kháng thể đặc hiệu có gắn đồng vị phóng xạ để diệt tế bào ung thư trong quá trình chuyển hoá và kết hợp chọn lọc.

2.3.Điều trị hoá chất:

Là phương pháp dùng thuốc (các hoá chất chống ung thư) để chữa bệnh, thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống tạo huyết (bệnh bạch cầu, U limphô ác tính…) hoặc ung thư đã lan tràn toàn thân mà phẫu thuật và tia xạ không có khả năng điều trị được.

            Hoá chất có thể điều trị triệt để rất tốt với các loại ung thư rất nhạy cảm với hoá chất như ung thư tinh hoàn, ung thư nhau thai (Choriocarcinome), ung thư tế bào mầm của buồng trứng, và một số ung thư nguyên bào ở trẻ em, ung thư hạch bạch huyết. . .

            Hoá chất hỗ trợ cho phẫu thuật và tia xạ: Trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư phần mềm. . .).

            Hoá chất điều trị tạm thời (ít dùng): Áp dụng cho ung thư đã lan tràn toàn thân nhưng ít nhiều có nhạy cảm với hoá chất, điều trị nhằm mục đích kéo dài cuộc sống hoặc tạm thời có cảm giác dễ chịu. Điều trị hoá chất không chỉ giá thành hiện nay còn đắt mà thông thường thuốc có nhiều tác dụng độc hại, ví nó như sử dụng con dao hai lưỡi. người thày thuốc chuyên khoa hoá chất phải biết mức độ nhậy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.  

2.4.Điều trị nội tiết:

Có một số loại ung thư điều trị bằng nội tiết có tác dụng lui bệnh tốt, vì vậy được sử dụng như một phương pháp phối hợp với các phương pháp điều trị khác.

Điều trị nội tiết có thể bằng cách:

         Dùng các nội tiết tố (Hóc-môn): Các dẫn chất Corticoid, hay dùng trong phác đồ điều trị ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, testosteron trong điều trị ung thư vú, nội tiết tố nữ Oestradiol, progesteron trong ung thư tuyến tiền liệt…

         Cắt bỏ tuyến nội tiết: Cắt buồng trứng trong ung thư vú, cắt tinh hoàn trong ung thư tuyến tiền liệt.

         Dùng thuốc ức chế sản xuất nội tiết tố hoặc ức chế, cạnh tranh tác dụng của nội tiết tố trên tế bào ung thư (Tamoxiphen kháng oastrogen trong điều trị ung thư vú), các antiaromatase (Arimidex, Femara… ức chế sản xuất oestrogen).

2.5.Điều trị miễn dịch:

Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn dịch ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các cytokin và kháng thể đơn dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc sinh học như: BCG và Carynebacterium barvum đã được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc hoá học như LH1… cũng đang được nghiên cứu.

2.6. Điều trị bằng Thảo dược :

Từ những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiêng dần việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, bởi lẽ thuốc có nguồngốc từ dược liệu ít độc hay không độc ở liều sử dụng, kkhông gây tác dụng phụ không có lợi cho nguời bệnh. Bên  cạnh tác dụng điều trị không kém các thuốc có nguồn gốc Hoá dược, thuốc còn có nhiều tác dụng có lợ khác như phục hồi sức khoẻ nhanh, an thần giảm đau…

Ở một số nuớc có nền y học phát triển như Trung quốc, Ấn độ,,,, trong đó có cả Việt Nam đang tận dụng những lợi thế so sánh của mình để phát huy việc khai thác nguồn dược liệu đa dạng và phòng phú để nghiên cứu, ứng dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt trong hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo, như ung thư…

Việc phối hợp giữa các phương pháp điều trị ung thư theo y học hiện đại như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị … với các thuốc có nguồn gốc dược liệu đang là mối quan tâm, một hướng đi đúng trong tương lai. Sự kết hợp này sẽ bổ xung lẫn nhau vừa phát huy tác dụng vùa bổ xung và hạn chế mặt yếu của mỗi phương pháp.

Trong 5 năm qua, Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo đã chỉ đạo Bệnh viện Hy Vọng Mới-đơn vị trực thuộc viện áp dụng các kết quả nghiên cứu các thuốc từ Thảo dược thăm dò trên một số bệnh nhân mắc  các bệnh ung thư  giai đoạn cuối không còn khả năng áp dụng các phương pháp điều trị ung thư theo y học hiện đại được các bệnh viện ung buớu cho về  chăm sóc triệu chứng hoặc những bệnh nhân ung thư đã được phẫu thuật hay xạ trị hoặc hoá trị  tình nguyện sử dụng thuốc nghiên cứu của viện ,buớc đầu đã thu được kết quả giúp cho nguời bệnh  phục hồi sức khoẻ,ăn ngủ tốt, tăng cân. Đặc biệt có một số bệnh nhân có khối u Gan, phổi ….nguyên phát, di căn sau phẫu thuật , xạ trị… tại các bệnh viện ung buớu  ở Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh với kích thuớc nhỏ đã không còn hoặc kích thước nhỏ  đi đáng kể , các xét nghiệm miễn dịch trở về chỉ số bình thường, ăn ngủ tốt có những bệnh nhân tăng từ 5-7 kg/ tháng điều trị .Viện chúng tôi đang tổng kết đánh giá kết quả hỗ trợ điều trị cho từng loại ung thư vào năm 2014.

III. CÁCH PHÒNG BỆNH:

            Để phòng giảm thiểu  thiểu khả năng mắc các bệnh ung thư, cần phải có chế ăn, nghỉ hợp lý tránh tiếp xúc nguyên nhân có khả năng gây ung thư: uống ruợu nhiều, thuốc lá , các hóa chất  độc hại trong công nghiệp, nông nghiệp…

            Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần tại các bệnh viện chuyên khoa ung buớu,đặc biệt  các chỉ số miễn dịch như AFP, CEA, …..phối hợp với các chẩn đoán hình ảnh, để phòng và điều trị các bệnh ung thư một cách hiệu quả, khi khối u còn nhỏ chưa di căn nếu có điều kiện phẫu thuật thì rất tốt vì sẽ loại bỏ nhanh khối u, đỡ gây chèn ép các hệ cơ quan, đỡ gây suy mòn do tập trung chất bổ nuôi u, hạn chế di căn sau đó phối hợp với xạ trị hoặc hoá trị tuỳ từng khối u cụ thể do các bác sỹ quyết định. Cho tới nay việc điều trị ung thư đã có rất nhiều tiến bộ, một số được chẩn đoán sớm như K vòm, Kvú… có thể điều trị thành công nhưng chỉ là tạm ổn định. Khối u sẽ có thể  tái phát và di căn sau một thời gian vẫn còn cao tùy thuộc vào chất lượng phẫu thuật, tia xạ.. và sự đáp ứng của tia xạ.

            Vì vậy, sau khi được phẫu thuật, tia xạ, hay hóa trị liệu  bệnh nhân ung thư cần phải  phối hợp tiếp tục điều trị cùng các thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bằng Thảo dược  để giúp phục hồi sức khoẻ nhanh  chống suy mòn và hạn chế tái phát, hạn chế di căn để kéo dài tuổi thọ .

 

                                                                        Nguyễn Phú Kiều

                                                                Viện trưởng Viện Nghiên cứu

                                                                Điều trị các bệnh hiểm nghèo 

 

Hướng dẫn mua hàng

Để mua hàng Quý khách có thể lựa chọn một trong những cách đặt hàng sau:

 

♦ 1. Gọi đến số hotline để được hỗ trợ và tư vấn:

Hotline: 0243.6786994 

Mobile: 0944666268; 0915799966; 0944054696

♦ 2. Đặt hàng trên website

Bước 1:

Click vào sản phẩm

Bước 2:

Click ô Thêm vào mua hàng

Bước 3:

Click ô Thanh toán.

Bước 4:

Chúng tôi sẽ gọi điện hoặc gửi mail cho quý khách để xác nhận đơn hàng.

 

 

 IMG 1625641804007 1625732291945

 BỆNH VIỆN HY VỌNG MỚI

TRỰC THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ

CÁC BỆNH HIỂM NGHÈO

BỆNH VIỆN HY VỌNG MỚI

 Địa chỉ: Km10 - Đường 5 - KCN Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội

 Hotline: 0243.6786994 

 Hotline: TS.BS Nguyễn Phú Kiều 0915 7999 66

 Hotline: Ths Kiều Tố Uyên 0944 054 696

 Email: [email protected]

 Website: www.benhvienhyvongmoi.com

                www.vienhiemngheo.com

Lịch Khám Chữa Bệnh

Thứ 2 - thứ 6
Sáng: 8h00 - 12h00
Chiều: 13h00 - 17h00
Thứ 7
8h00 - 12h00
(Khám theo yêu cầu)

Facebook

Đăng ký thiết kế nụ cười

Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay