TÁC DỤNG CỦA KACIMEX ĐỐI VỚI UNG THƯ GAN THỰC NGHIỆM Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC VỚI HỆ THỐNG MIỄN DỊCH CỦA CHUỘT MANG U
Prof.Huangren Bin.PhD *; Dr Nguyen Phu Kieu PhD ** ;Prof. PhamKim Man,PhD**
*Viện dược lý lâm sàng -Đại học y khoa Naning-China.
** Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo Việt Nam.
I.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Vật liệu
1.1. Các loại thuốc và hóa chất thí nghiệm:
- Kacimex, thuốc do Công ty TNHH Quế lâm, Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo Việt Nam sản xuất.
- Cyclophosphamide, thuốc do Công ty hằng Thụy, Giang tô sản xuất, số hiệu 06041521
- 5-fluorouracil
-Dimethylthiazole, sản phẩm của Công ty Sigma, Hoa kỳ sản xuất
- Môi trường RPMI-1640 (Roswell Park Memorial Institute), sản phẩm của Công ty Hyclone sản xuất
- Huyết thanh bê tươi, sản phẩm của Công ty Tứ Quý Thanh, Hàng châu sản xuất
1.2. Máy móc thiết bị:
- Máy đọc ELISA tự động, Dụng cụ pha dịch vi lượng, Kính hiển vi đảo ngược đối pha.
- Tủ cấy CO2
- Buồng cấy siêu sạch
- Tủ lạnh sâu
1.3. Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng, thể trọng trung bình 18-22g, đực cái mỗi loại một nửa, do trung tâm nuôi súc vật thí nghiệm, Trường Đại học Y Khoa Quảng tây cung cấp. Số hiệu phê chuẩn: Quế SCXK-2003.
- Dòng tế bào ung thư gan chuột H22, 3 dòng tế bào khối u ở người 7404, SGC-7901, HEPG2 do Viện Dược, Trường Đại học Y Khoa Quảng tây cất giữ.
2. Phương pháp
Dùng phương pháp so màu MTT với Dimethylthiazole để xác định tác dụng ức chế khả năng tăng sinh tế bào của thuốc Kacimex.
Dùng peptidase xử lý 3 dòng tế bào khối u ở người 7404, SGC-7901, HEPG2 khi đang phát triển ở thời kỳ bội số, sau đó dùng môi trường RPMI-1640 thêm 10% huyết thanh thai bò tươi điều chế thành huyền dịch tế bào có nồng độ 107 tế bào/ml, cho vào tấm nhựa nuôi cấy loại 96 lỗ, mỗi lỗ 190 µl, ủ ở buồng cấy 5%CO2, 37oC, độ ẩm 95% trong 8 giờ. Thiết kế mẫu thành:
- Nhóm đối chiếu: chỉ cho thêm 5- fluorouracil
- Nhóm chứng: chỉ cho thêm môi trường RPMI-1640
- Nhóm thí nghiệm: phân biệt cho thêm các nồng độ khác nhau 5- fluorouracil và thuốc Kacimex
Nuôi cấy 48 giờ, thêm 10µl xanh Thiazole (5g/L), tiếp tục nuôi cấy thêm 4 giờ nữa ở cùng điều kiện trên, nhanh chóng lật ngược tấm nhựa nuôi cấy để loại bỏ dung dịch nuôi cấy ở trong các lỗ, mỗi lỗ cho thêm 150µl DMSO (Dimethyl sulfoxide), lắc nhẹ bằng máy lắc khoảng 10 phút trong bóng tối ở nhiệt độ phòng để kết tủa hoàn toàn tan ra, dùng máy đọc ELISA tự động bước sóng từ 570-630nmnddeer đo trị số OD của thành phần trong các lỗ, tính toán tỷ lệ ức chế.
Tỷ lệ ức chế (%) = (1 – Trị số OD nhóm thí nghiệm/Trị số OD nhóm đối chiếu) x 100
Tính toán số IC50 (Inhibitory concentration 50%)
3. Thí nghiệm trên động vật
3.1. Ảnh hưởng của Kacimex lên tác động gây ung thư gan thực nghiệm (H22) ở chuột nhắt trắng
3.1.1. Thiết lập mô hình chuột mang u
- Chọn 50 con chuột nhắt trắng, thể trọng trung bình 18-22g, đực cái mỗi loại một nửa,
- Với kỹ thuật vô khuẩn, bằng phương pháp di thực trong ung thư, chọc hút dịch màng bụng của chuột ung thư gan (H22) sinh trưởng 7 ngày, dùng nước muôi sinh lý pha thành huyền dịch tế bào đạt nồng độ 3x107 tế bào/ml.
- Dùng huyền dịch tế bào này tiêm vào dưới da vùng hõm nách của chuột thí nghiệm, mỗi con tiêm 0,2ml.
- Ngày tiếp theo cân thể trọng chuột, giết chết chuột và mổ tách khối u, cân trọng lượng khối u.
- Tính toán tỷ lệ ức chế khối u tăng trưởng theo công thức: Tỷ lệ ức chế = (1 – trọng lượng khối u trung bình ở nhóm chuột thí nghiệm/trọng lượng khối u trung bình ở nhóm chuột đối chứng) x 100
3.1.2. Phân nhóm và cho thuốc
- Chuột sau khi được cấy tế bào ung thư dòng H22 ở trên, sau 24 giờ được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm: nhóm mô hình, nhóm dùng Cyclophosphamide, nhóm dùng Kacimex (liều cao, liều trung bình và liều thấp).
- Nhóm mô hình: bơm vào dạ dày 0,4ml nước cất hâm nóng,mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày.
- Nhóm dùng Cyclophosphamide tiêm phúc mạc 0,2ml để có liều 20mg/kg thể trọng chuột, ngày 1 lần liên tục trong 10 ngày.
- Nhóm dùng Kacimex (liều cao, liều trung bình và liều thấp): bơm dạ dày 0,4ml thuốc Kacimex đã pha chế thành dung dịch phân biệt đạt 40, 30, 15mg/ml theo nhóm liều khác nhau liên tục trong 10 ngày.
3.1.3. Xác định tỷ lệ ức chế khối u của Kacimex trên động vật thí nghiệm
Sau lần cho thuốc cuối cùng 24 giờ, giết chết chuột và mổ tách khối u, cân trọng lượng khối u.
Tính toán tỷ lệ ức chế khối u theo công thức: Tỷ lệ ức chế = (Trọng lượng khối u trung bình ở nhóm chuột mô hình - Trọng lượng khối u trung bình ở nhóm chuột dùng thuốc)/ Trọng lượng khối u trung bình ở nhóm chuột mô hình x 100
3.2. Ảnh hưởng của thuốc Kacimex đến kéo dài thời gian sống sót của chuột nhắt trắng ung thư gan dòng H22
3.2.1. Thiết lập mô hình chuột nhắt tráng ung thư gan dòng H22 tràn dịch phúc mạc
- Chọn 50 con chuột nhắt trắng, thể trọng trung bình 18-22g, đực cái mỗi loại một nửa,
- Với kỹ thuật vô khuẩn, bằng phương pháp di thực trong ung thư, chọc hút dịch màng bụng của chuột ung thư gan (H22) sinh trưởng 7 ngày, dùng nước muối sinh lý pha thành huyền dịch tế bào đạt nồng độ 2x107 tế bào/ml.
- Dùng huyền dịch tế bào này tiêm vào khoang phúc mạc của chuột thí nghiệm, mỗi con tiêm 0,2ml.
3.2.2. Phân nhóm và cho thuốc
- Chuột sau khi được cấy tế bào ung thư dòng H22 ở trên được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm: nhóm mô hình, nhóm dùng Cyclophosphamide, nhóm dùng Kacimex (liều cao, liều trung bình và liều thấp).
- Nhóm mô hình: bơm vào dạ dày 0,4ml nước cất ,mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày.
- Nhóm dùng Cyclophosphamide tiêm dưới da 0,2ml để có liều 20mg/kg thể trọng chuột, ngày 1 lần liên tục trong 10 ngày.
- Nhóm dùng Kacimex (liều cao, liều trung bình và liều thấp): bơm dạ dày 0,4ml thuốc Kacimex đã pha chế thành dung dịch phân biệt đạt 40, 30, 15mg/ml theo nhóm liều khác nhau liên tục trong 10 ngày.
3.2.3. Quan sát ảnh hưởng của Kacimex đến thời gian sống sót của chuột thí nghiệm
Sau khi liên tục cho thuốc 10 ngày, ngừng dùng thuốc và theo dõi thời gian sống sót của chuột thí nghiệm. Tính toán tỷ lệ kéo dài thời gian sống sót của chuột thí nghiệm theo công thức sau:
Tỷ lệ kéo dài thời gian sống (%) = (Số ngày sống sót trung bình của các nhóm cho thuốc/số ngày sống sót trung bình của nhóm đối chứng – 1) x 100%
KẾT QUẢ
1. Kết quả thí nghiệm in vivo
Bảng 1. Tác dụng ức chế khả năng tăng sinh tế bào của thuốc Kacimex là rất rõ và hơn nhóm đối chiếu.
Các nhóm thí nghiệm |
Trị số OD |
Tỷ lệ ức chế (%) |
Nhóm chứng |
0,573 |
|
Nhóm đối chiếu (5-Fu) |
0,139 |
75.767 |
Kacimex (5mg/ml) |
0,124 |
78,387 |
Kacimex (1mg/ml) |
0,237 |
58,583 |
Kacimex (200µg/ml) |
0,447 |
21,981 |
Kacimex (40µg/ml) |
0,497 |
13,242 |
Bảng 2. Tác dụng ức chế khả năng tăng sinh tế bào của thuốc Kacimex đối với người ung thư gan: Kacimex tác dụng đối với tế bào HEPG2 ở người ung thư gan trong vòng 48h , ức chế sự phát triển đối với tế bào HFPG2 không được rõ rệt.
Các nhóm thí nghiệm |
trị số OD |
tỉ lệ ức chế(%) |
Nhóm chứng |
0.675 |
|
Nhóm đối chiếu(5-Fu) |
0.232 |
65.669 |
Kacimex(5mg/ml) |
0.124 |
28.194 |
Kacimex(1mg/ml) |
0.484 |
0.712 |
Kacimex(2ug/ml) |
0.670 |
1.690 |
Bảng 3. Tác dụng ức chế khả năng tăng sinh tế bào của tế bào SGC - 7901 đối với người ung thư dạ dày.
Kacimex tác dụng đối với tế bào SGC – 7901 ở người ung thư dạ dày trong vòng 48h , có khả năng ức chế tế bào khá rõ rệt , đồng thời thể hiện quan hệ phụ thuộc vào liều lượng.
Các nhóm thí nghiệm |
trị số OD |
tỉ lệ ức chế(%) |
Nhóm chứng |
0.728 |
|
Nhóm đối chiếu(5-Fu) |
0.196 |
73.015 |
Kacimex(5mg/ml) |
0.291 |
60.091 |
Kacimex(1mg/ml) |
0.430 |
40.918 |
Kacimex(2ug/ml) |
0.670 |
7.942 |
2. Kết quả thí nghiệm trong cơ thể
Bảng 1. Ảnh hưởng của Kacimex trong thời kỳ sống đối với chuột ung thư bụng trướng nước
Qua các nồng độ của nhóm Kacimex đối với thời kỳ kéo dài sự sống của chuột khối u , có tác dụng rõ rệt.
Bảng 2. Ảnh hưởng của Kacimex đối với tỉ lệ ức chế khối u ở chuột
Các nhóm Kacimex thông qua chữa trị chuột khối u ,cân nặng đều tăng lên với mức độ khác nhau , nhưng nhóm điều trị Kacimex với liều lượng thấp làm cho lượng tăng cân nặng cao hơn nhóm Cyclophosphamide rõ rệt .
KẾT LUẬN:
+ Từ kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm, cho thấy :
1.Kacimex của Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo Việt Nam sản xuất từ một số Thảo dược có tác dụng phòng và điều trị ung thư ở mức tế bào.
2.So với nhóm chứng Kacimex có tác dụng ức chế khả năng tăng sinh tế bào trên mô hình thực nghiệm. Như vậy Kacimex có tác dụng tốt trong điều trị ung thư gan, ung thư dạ dày..v..v.. và khả năng kéo dài tuổi thọ cho nguời mắc các bệnh hiểm nghèo nói trên.
3. Điểm khác biệt của Kacimex so với nhóm chứng là ngoài tác dụng điều trị khối u không có sự khác biệt thuốc Kacimex không độc, không gây tác dụng phụ không có lợi, thuốc còn giúp cơ thể phuc hồi sức khoẻ.
Các bài viết liên quan